Tranh chấp lao động tại Biên Hòa Đồng Nai khá phổ biến vì đây là nơi tập trung hàng ngàn doanh nghiệp, có tới 23 khu công nghiệp tại Đồng Nai nhưng tập trung chủ yếu vẫn ở Biên Hòa. Đồng nghĩa với nhu cầu cần Luật sư tư vấn luật lao động tại Biên Hòa cũng rất lớn. Công ty có trụ sở tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hiện đang có một số vấn đề cần Luật sư tư vấn luật lao động tại Biên Hòa hỗ trợ giải quyết. Luật sư tư vấn luật lao động tại Biên Hòa tổng hợp lại và đưa ra lời tư vấn cụ thể như sau:
Vấn đề 1: Nhờ Luật sư tư vấn luật lao động tại Biên Hòa tư vấn giúp nếu hết hạn hợp đồng lao động trong thời gian người lao động đang nghỉ thai sản thì thời điểm kết thúc quan hệ lao động là ngày hết hạn hợp đồng hay ngày sau khi nghỉ 6 tháng thai sản?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 và khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động 2012 thì: “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với lao động nữ vì lý do nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.
Theo thông tin Quý Công ty cung cấp thì thời điểm hết hạn hợp đồng lao động khi người lao động đang nghỉ thai sản. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 thì hết hạn hợp đồng lao động là một trong các trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động. Khi hai bên không thỏa thuận về việc ký kết hợp động lao động mới thì hợp đồng lao động cũ đương nhiên chấm dứt cho dù người lao động là lao động nữ đang có thai, nghỉ thai sản hay nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi vì việc chấm dứt hợp đồng này không thuộc trường hợp quy định khoản 3 Điều 39 và khoản 3 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012.
Như vậy, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động (kết thúc quan hệ lao động) là ngày hết hạn hợp đồng lao động.
Vấn đề 2: Luật sư tư vấn luật lao động tại Biên Hòa tư vấn giúp Công ty cách xử lý trường hợp trước khi nghỉ thai sản, người lao động có biểu hiện làm việc không tốt và Công ty không muốn ký tiếp hợp đồng mới.
Như thông tin Quý Công ty cung cấp, chúng tôi lưu ý tới Quý Công ty rằng thời gian nghỉ thai sản không liên quan tới giải quyết việc hết hạn hợp đồng lao động, người lao động có biểu hiện làm việc không tốt và Quý Công ty không muốn ký tiếp hợp đồng lao động mới.
Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì hết hạn hợp đồng lao động là một trong các trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động. Khi hợp đồng hết hạn, người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận ký tiếp hợp đồng lao động mới hoặc có quyền không ký tiếp hợp đồng lao động.
Quý Công ty nhận thấy người lao động có biểu hiện làm việc không tốt thì có quyền không ký kết hợp động lao động mới khi hợp đồng lao động cũ hết thời hạn, hợp đồng lao động cũ đương nhiên chấm dứt theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì Quý Công ty phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 như sau:
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
- Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.
Vấn đề 3: Nếu sau khi nghỉ thai sản, người lao động yêu cầu quay lại làm việc mà hợp đồng đã hết hạn thì Công ty có phải đồng ý không thưa Luật sư tư vấn?
Như nội dung Luật sư tư vấn luật lao động tại Biên Hòa đã trả lời ở vấn đề 1 và 2, Quý Công ty có quyền không ký kết hợp động lao động mới khi hợp đồng lao động cũ hết thời hạn, hợp đồng lao động cũ đương nhiên chấm dứt theo quy định của pháp luật.
Do vậy, khi người lao động yêu cầu quay lại làm việc thì Quý Công ty không bắt buộc phải đồng ý, Quý Công ty chỉ thực hiện đúng trách nhiệm của mình, còn việc từ chối ký hợp đồng lao động mới không trái với quy định của pháp luật.
Vấn đề 4: Công ty phải thuê lại người lao động, vị trí công tác không có nhu cầu mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì Công ty phải làm gì?
Quý Công ty không có trách nhiệm phải ký hợp đồng mới như nội dung trả lời tại vấn đề 3.
Về vị trí công tác không có nhu cầu mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc chỉ trong trường hợp hợp đồng lao động chưa hết hạn thì Quý Công ty có thể điều chuyển người lao động làm một công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2012 hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Còn trong trường hợp này của Quý Công ty thì Công ty có quyền không thuê lại người lao động, tức là không ký tiếp hợp đồng lao động mới.
Vấn đề 5: Thời gian nghỉ thai sản có được tính vào thâm niên công tác không Luật sư tư vấn luật lao động tại Biên Hòa?
“Thâm niên công tác” là thuật ngữ dùng cho thời gian công tác trong các đơn vị sự nghiệp, cơ quan hành chính nhà nước của công chức, viên chức nên Quý Công ty sử dụng từ này là không phù hợp. Theo chúng tôi hiểu Quý Công ty muốn đề cập tới thời gian nghỉ thai sản có được tính vào thời gian làm việc của người lao động hay không.
Luật sư tư vấn luật lao động tại Biên Hòa xin trả lời là theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 14 Nghị định Số: 05/2015/NĐ-CP thì thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: “thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;….”
Thời gian nghỉ thai sản là một trong các trường hợp nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội nên thời gian nghỉ thai sản vẫn được tính vào thời gian làm việc của người lao động.
Trên đây là một số ý kiến tư vấn của Công ty chúng tôi gửi Quý Công ty tham khảo. Nếu có vấn đề gì chưa rõ, xin liên hệ Luật sư tư vấn luật lao động tại Biên Hòa – Luật sư Võ Văn Dũng.
Trân trọng kính chào!